MÁI ĐÌNH LÀNG BIỂN- NÉT VIỆT XƯA GIỮA LÒNG PHỐ ĐẢO

Mái đình Làng Biển- Nét việt xưa giữa lòng Phố Đảo 

“Đâu trúc mai sân đình

Đâu dáng ai ưa nhìn

Động lòng tôi câu hát

Người xinh…”

Trước Tết cổ truyền hai hôm, tôi có đưa em gái đến nơi này vì cũng không biết đi đâu vào cái giờ tan tầm nữa cả, mặt trời cũng sắp lặn xuống biển rồi. Đi Grand world chụp hình Tết thì được lạc vào một góc đậm chất làng quê Việt Nam cùng với Cây Đa, Giếng Nước và Sân Đình này!

Nhưng để cảm được đúng cái chất hoài cổ đó thì tôi nghĩ mình không chỉ phải hành hương về vùng quê phương bắc một chuyến mà còn phải bắt thêm một “chuyến tàu thời gian” để trở về tuổi thơ nữa. Tôi thấy mình về trong cái ngày trời hè oi ả, lũy tre xanh rì rào trước cổng làng quen thuộc như khúc ru của bà của mẹ, chào đón những người con tha hương trở về.

Bọn ve kêu inh ỏi trong những tán lá, bọn trâu thì nằm lười biếng dưới gốc cây đa, cái giếng làng bự hơn cái bể, chiều chiều bọn trẻ con cởi truồng dùng “gầu” múc lên mà tắm(sau này mấy cái giếng mới có thêm dòng dọc để kéo)

Rồi tôi gặp một cái đình, mái đình cong vút chẳng lẫn vào đâu. Chỗ đó là chỗ thờ Thành Hoàng Làng…cũng là chỗ hội hè người ta hay tụ họp sinh hoạt chung. Khúc tả cái đình này tôi không rõ lắm đâu vì cũng chẳng phải là người con gốc Bắc vào thời ấy, phần lớn là nghe kể, phần còn lại là tuổi thơ dữ dội cũng từng được tắm vài lần ở một cái giếng làng còn xót lại…Cho nên tôi mượn một đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư mà tưởng tượng cho rõ hơn:

“Thượng hoàng (Trần Thừa) xuống chiếu rằng, trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trước đây, tục nước ta vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng gọi là đình trạm Thượng hoàng khi còn hàn vi từng nghỉ ở một đỉnh trạm, gặp một nhà sư bảo rằng: Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại quý. Nói xong thì không thấy nhà sư đầu nữa. Đến nay lấy được thiên hạ mới có lệnh này”

Hala Journey- Đi tìm tình yêu lớn từ những câu chuyện nhỏ!